Trade Marketing là gì bao gồm những gì - Các hình thức hiện có
- Người viết: Admin
- | Blog
Trade marketing là một phần không thể thiếu của tiếp thị, giúp sản phẩm tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng. Vậy Trade marketing là gì, có những hình thức nào cùng những vấn đề liên quan? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên. Tham khảo ngay để tìm câu trả lời nhé!
Trade marketing là gì?
Trade marketing là một phần trong chiến lược marketing, được hiểu nôm na là hỗ trợ trực tiếp việc bán hàng tại các điểm bán lẻ. Nó bao gồm một chuỗi các hoạt động khác nhau cùng mang đến các mục đích cụ thể: Xây dựng và triển khai chiến lược ngành hàng cũng như chiến lược thương hiệu ở lĩnh vực hệ thống kênh phân phối.
Trade marketing dựa trên sự thấu hiểu khách hàng như: người tiêu dùng cuối, nhà phân phối, bán sỉ, lẻ để tăng tỷ lệ chuyển đổi doanh số và lợi nhuận.
Nhìn chung, Trade Marketing giúp thương mại hóa các hoạt động marketing. Đầu tư vào các hoạt động Trade marketing sẽ thu ngay nguồn tiền về nhờ hoạt động bán hàng trên thị trường.
Trade marketing là gì?
Theo đó, trade marketing thực hiện một chuỗi các chương trình truyền thông, có thể kể đến như sau:
- POSM, POP, POS: tạo nên các cửa hàng trưng bày, các vật phẩm quảng cáo để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, thương hiệu như tờ rơi, kệ trưng bày, standee, quà tặng,… Từ đó tăng doanh số bán hàng.
- Tổ chức sự kiện như: trình diễn nghệ thuật, quay số trúng thưởng, trò chơi, tư vấn sản phẩm và bán hàng,...
- Thu thập thông tin, khảo sát thị trường, phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp về nhu cầu của người tiêu dùng.
- Trực tiếp phổ biến các chương trình marketing như: khuyến mãi, ưu đãi cho bộ phận bán hàng để tư vấn cho khách được biết.
- Tiếp xúc trực tiếp cùng với nhân viên kinh doanh để đảm bảo hoạt động trơn tru với nhà phân phối.
Có thể nói Trade Marketing làm việc trực tiếp với bộ phận sales nhiều nhất. Bởi trong quan hệ tiếp thị với khách hàng, Brand Marketing là mối quan hệ giữa công ty và người tiêu dùng, Customer Marketing là mối tương quan giữa công ty và khách hàng và hoạt động giữa khách hàng và người tiêu dùng, Shopper Marketing là các hoạt động giữa khách hàng và người tiêu dùng.
Trade Marketing sẽ đảm đương 2 nhiệm vụ là Consumer Marketing và Shopper Marketing. Và điểm bán POP (point of purchase) là nơi tập trung các hoạt động tổng thể của marketing dẫn đến quyết định mua hàng cuối cùng.
Lợi ích của Trade Marketing đối với doanh nghiệp
Với những đặc điểm của Trade marketing như đã kể trên, có thể thấy nó đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu, thúc đẩy bán hàng. Cùng điểm qua một số lợi ích của Trade Marketing như sau:
- Thúc đẩy bán hàng trực tiếp thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi doanh số, từ đó tăng lợi nhuận cho công ty.
- Giữ vững vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường.
- Đảm bảo được nguồn cung cấp sản phẩm một cách ổn định nhất cho thị trường.
- Tổ chức quản lý vận hành ngành hàng cũng như nhu cầu ngành hàng.
Các hình thức Trade Marketing
Các hình thức Trade Marketing
Để dễ hình dung hơn về Trade Marketing, bạn có thể tham khảo các hình thức của loại hình marketing này hiện có trên thị trường như sau:
- Tổ chức các triển lãm hoặc triển lãm thương mại
Hình thức Trade Marketing phổ biến nhất phải kể đến triển lãm thương mại. Dựa vào không gian của các triển lãm hoặc triển lãm thương mại để giới thiệu đến người tiêu dùng các nhà phân phối, doanh nghiệp phân phối. Từ đó, nhận thêm doanh thu cho nhà phân phối.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại
Đây là những hoạt động của Trade marketing được tiến hành với mục đích là thúc đẩy việc bán hàng, tăng doanh số trong thương mại, dễ thấy nhất là ở các siêu thị.
- Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi
Trade marketing kết hợp cùng với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi sẽ giúp kích cầu, thu hút khách hàng và tăng doanh số. Có rất nhiều chương trình khác nhau có thể giảm giá sản phẩm, có thể ưu đãi mua 1 tặng 1 hoặc giảm giá khi mua theo bộ,...
- Tạo dựng và giữ vững mối quan hệ với đối tác
Trade marketing kết hợp với sale để tạo lập và giữ mối quan hệ với các đối tác và chuỗi cung ứng, các đại lý. Đây cũng là cách giữ vững doanh số cho doanh nghiệp. Trade marketing làm nhiệm vụ giữ liên lạc với khách hàng tiềm năng thông qua tiếp thị email và truyền thông xã hội.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, việc tiến hành Trade Marketing dù là hình thức nào cũng cần đạt được những yếu tố sau:
- Thu hút khách hàng bằng cả 5 giác quan, để gây ấn tượng mạnh mẽ.
- Chọn lựa và thực hiện những ý tưởng độc lạ nhưng cần đề cao tính tự nhiên, tinh tế.
- Mang đến những trải nghiệm độc quyền, cho khách hàng cảm nhận chỉ dành riêng cho mình.
- Ưu tiên những yếu tố bất ngờ, tạo nên sự thích thú.
Vì người tiêu dùng thời đại công nghiệp 4.0 có những thay đổi trong tâm lý, quyết định đến hành vi mua hàng nên chiến lược marketing cũng cần biến chuyển sao cho phù hợp. Từ đó trade marketing cũng cần có những đổi mới để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.