Corporate social responsibility là gì? CSR là gì? Ý nghĩa của nó
- Người viết: Admin
- | Blog
Bạn đã từng nghe đến CSR chưa? Đó là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể tồn tại cũng như phát triển bền vững. Hãy cùng đi tìm câu trả lời chi tiết nhất về Corporate social responsibility là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp trong bài viết sau đây nhé!
Corporate social responsibility là gì?
Corporate social responsibility (viết tắt là CSR) hay còn được gọi là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Cụ thể, đây được coi là cam kết của doanh nghiệp với xã hội về đạo đức kinh doanh cũng như những đóng góp cụ thể vào công cuộc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, đóng góp cho cộng đồng xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Corporate social responsibility là gì?
Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển giữa thị trường. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một phần của chiến lược, cần được thống nhất và thực thi bài bản không khác gì những yếu tố khác như: chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh.
CSR là khái niệm quen thuộc với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp Việt thì đây là khái niệm còn mới. Do một số doanh nghiệp còn chưa bài bản và chuyên nghiệp trong công tác quản lý cũng như hiểu biết chuyên sâu về CSR.
Để bạn dễ hình dung hơn về CSR, thì khái niệm này là tổng hòa của những cụm từ như: bền vững doanh nghiệp, tính bền vững của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm, lương tâm của doanh nghiệp.
CSR là sứ mệnh là kim chỉ nam để doanh nghiệp vận hành giá trị với người tiêu dùng.
Ví dụ đơn giản để bạn hiểu thêm về CSR của doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp Vinamilk, CSR được họ làm rõ với 5 giá trị cụ thể là: trách nhiệm với sản phẩm, trách nhiệm với người lao động, phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ phát triển cộng đồng và môi trường & năng lượng.
Từ đó họ tuyên bố hướng tới sự phát triển bền vững bằng những cam kết và hành động cụ thể như: cung cấp các sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng, triển khai chương trình Sữa học đường, phát miễn phí cho hàng triệu học sinh mầm non và tiểu học, ủng hộ tiền mặt cho công tác phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu, tạo quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và đã tiến hành trồng 1,1 triệu cây xanh.
Đối với doanh nghiệp Trung Nguyên Legend, người đứng đầu cũng như cả tập thể có một kim chỉ nam hoạt động mà họ truyền thông rất tốt đó chính là: Phụng sự cộng đồng”. Họ thực hiện CSR bằng các chuỗi hoạt động như: hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, nâng cao tri thức cộng đồng bằng việc trao tặng hơn 2 triệu cuốn sách, mua gói bảo hiểm Covid-19 có thời hạn 1 năm cho gần 2.000 nhân viên, trao tặng gần 2,4 triệu sản phẩm cà phê hòa tan; hơn 30.000 cuốn sách hay cho hàng chục ngàn người phải cách ly vì dịch COVID 19 trong khu tập trung.
Các hoạt động thể hiện CSR của doanh nghiệp
Các hoạt động của CSR của doanh nghiệp có thể đến từ chính môi trường trong công ty hoặc hướng đến cộng đồng ngoài xã hội.
>> CSR trong môi trường công ty bao gồm:
- Xây dựng, giữ gìn và tiếp tục phát triển bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
- Đưa ra các văn bản, quy định cũng như các hành động cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân viên - người lao động.
- Hỗ trợ hết sức, tạo điều kiện trong mức tốt nhất có thể để người lao động làm việc thuận lợi.
- Thực thi công tác chống tham nhũng, tạo môi trường doanh nghiệp lành mạnh, rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo, quản lý và nhân viên.
>>> CSR của doanh nghiệp đối với cộng đồng
- Có các động thái ủng hộ và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường bền vững.
- Tiến hành các hoạt động thiện nguyện bao gồm việc quyên góp tiền mặt hoặc các loại hàng hóa và dịch vụ cho các tổ chức cộng đồng. Hoặc cũng có thể công ty tạo ra quỹ và trực tiếp đến từ thiện cho những hoàn cảnh khó khăn.
- Các hoạt động tình nguyện do doanh nghiệp tổ chức vì cộng đồng.
- Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, vừa giải quyết nhu cầu của cộng đồng và thu hút được khách hàng.
- Ủng hộ các chiến dịch mở ra vì những ý nghĩa tốt đẹp cho cộng đồng bằng các hình thức tài trợ khác nhau.
- Tổ chức các chương trình Marketing có ý nghĩa xã hội như khuyến mãi, ưu đãi và lấy lơi nhuận từ doanh thu sản phẩm để quyên góp.
- Tài trợ các chiến dịch giúp thay đổi nhận thức, hành vi của xã hội trở nên tích cực hơn.
Tùy theo từng doanh nghiệp sẽ chọn những hoạt động CSR nào để phát triển. Nhiều doanh nghiệp hướng đến mục đích là hỗ trợ cộng đồng, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. Một số doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho nhiều người bằng các đẩy mạnh nguồn lực tài chính và giảm thiểu những tác động có hại tới cộng đồng và môi trường.
CSR có ý nghĩa thế nào đối với doanh nghiệp?
CSR có ý nghĩa thế nào đối với doanh nghiệp?
CSR có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. CSR đảm bảo doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế mà còn thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.
Nhiều doanh nghiệp có thể tận dụng CSR để vừa làm tăng lợi nhuận (từ các chương trình quảng cáo) vừa góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. Ngoài ra, các doanh nghiệp tin rằng các hoạt động CSR sẽ thúc đẩy tinh thần, lòng tự hào là một phần công ty của nhân viên, hăng say làm việc, cống hiến đồng thời gắn kết các thành viên trong công ty.
Cụ thể bạn có thể tham khảo một số lợi ích mà CSR mang lại cho doanh nghiệp như sau:
- Các hoạt động CSR trở thành công cụ marketing mạnh mẽ
Những đóng góp, sáng kiến thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể trở thành công cụ marketing hiệu quả, tạo nên hình ảnh tích cực, chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng hoặc các nhà đầu tư,... Từ đó họ dễ dàng có thiện cảm để mua hàng, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp tin rằng CSR là yếu tố quan trọng củng cố hình ảnh thương hiệu của họ, có quan điểm cho rằng khách hàng đặt thiện cảm nhiều hơn với những thương hiệu họ cho rằng có đạo đức.
- Cải thiện sự hài lòng của nhân viên trong nội tại công ty
Các hoạt động CSR được tổ chức bài bản thường mang đến sự hài lòng của nhân viên, giúp họ dễ dàng cống hiến cho công việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có khả năng cao giữ lại các nhân viên giỏi, có trách nhiệm. Ngoài ra, CSR mang lại môi trường làm việc lành mạnh để thu hút những nhân viên tiềm năng, cùng hệ giá trị, thúc đẩy sự phát triển của công ty.
- Thúc đẩy công ty phát triển theo hướng tốt đẹp hơn
Một khi doanh nghiệp chấp thuận thực hiện các hoạt động CSR thì phải bắt buộc thay đổi cách vận hành sao cho đảm bảo những trách nhiệm đã cam kết. Đặt dưới áp lực này, doanh nghiệp phải tìm kiếm các giải pháp đột phá để vừa mang lại lợi nhuận, vừa đem lại giá trị cho xã hội.
Các hoạt động CSR tại doanh nghiệp thường thuộc phòng quan hệ công chúng (PR). Bên cạnh đó, người sáng lập của một số doanh nghiệp cũng có động cơ thực hiện CSR do niềm tin, mong muốn và lý tưởng cá nhân của họ.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn hiểu thêm về Corporate social responsibility là gì, ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp. Mong rằng bài viết mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích và thú vị.